TRÌNH TỰ THI CÔNG , NGHIỆM THU CÔNG TÁC TÔ TƯỜNG

I. BIỆN PHÁP THI CÔNG
1. Yêu cầu kỹ thuật: Áp dụng TCXD 9377-2:2012
 Bề mặt trát phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn mới tiến hành trát. Lắp và chèn các khuôn cửa sổ, cửa đi, nhét đầy vữa vào các khe giữa khuôn cửa với tường.
 Vữa dùng để trát phải lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của công trình, thích hợp với nền trát và lớp hoàn thiện, trang trí tiếp theo.
 Khi trát nhiều lớp phải đảm bảo các lớp trát có sự gắn kết, tương thích về độ dãn nở, co ngót.
 Khi trát với diện tích lớn>20m2 và chiều dài >6m nên phân thành những khu vực nhỏ hơn có khe co dãn, hoặc phải có những giải pháp kỹ thuật để tránh cho lớp trát không bị nứt do hiện tượng co ngót
 Tại vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dầy mạch ghép và phải trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15 cm đến 20 cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3 cm.
 Cát dùng chế tạo vữa trát phải được sàng qua các loại sàng thích hợp để đạt được kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm khi trát nhám mặt hoặc trát các lớp lót và (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 1,25 mm khi trát các lớp hoàn thiện bề mặt. Đáp ứng được các tiêu chuẩn về cát xây, không dùng cát biển để thi công.
 Xi măng Pooc lăng phổ thông nhất dùng cho lớp trát mặt ngoài phải chọn cùng một lô sản xuất cho một mặt trát để đảm bảo đồng đều màu sắc công trình. Tham khảo các yêu cầu kỹ thuật hiện hành đối với xi măng trắng.
2. Chuẩn bị:

2.1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing trước khi trát


2.2. Chuẩn bị biện pháp thi công:
 Vậnchuyểnvậtliệu(đườngvậnchuyển)vàkhuvựctậpkếtvậtliệu;.
 Bốtrínguồnlực(thợchính,thợphụ).
 Bốtrímáytrộn,chỗtrộnvữa,nguồnnước
 Phương pháp kiểm tra, nghiệm thu.
 Biện pháp về sức khỏe an toàn & môi trường
2.3. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ:
2.3.1. Chuẩn bị vật tư:
 Cấp phối vữa trát phải được tư vấn giám sát và Chủ đầu tư chấp nhận. Vật liệu làm vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và có kết quả thí nghiệm.Phân loại vữa trát tường trong và ngoài nếu dùng loại vữa khác nhau.
 Vữa và phụ gia phải có mác và tiêu chuẩn kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế và có kết quả thí nghiệm.
 Vữa phải được bảo vệ đủ độ ẩm khi tiếp xúc với nhiệt độ
 Tham khảo một số cấp phối vữa Mác 50, 75, 100 ở “Phụ lục A”

2.3.2. Chuẩn bị dụng cụ:
 Bay, bàn xoa, thướcnhôm2.5m,máy laser kiểm tra theo 3 phương, thướcthủy1.2m,dụngcụràbộp,dâydọi,bànchà,nivô,thướckegóc,thướckéo5m,..
 Chuẩnbịbản vẽ bố trí mặt bằng thi công sao cho các vị trí đặt máy trộn vữa, nơi tập kết vật tư, thiết bị vận chuyển vật tư theo hướng trục đứng hợp lý, thuận tiện, không ảnh hưởng đến giao thông trong lúc thi công.
 Chuẩnbịmáy trộn vữa, dụngcụchứavữatrát, thiết bị vận chuyển.
 Dây thả dọi cho công tác trát ngoài bằng dây thép 1mm và quả dọi.
 Máy khoan và đục tẩy bê tông, vữa.

2.4. Chuẩn bị mặt bằng:
 Trước khitrát,cầnchèn kín các lỗ hở lớn, xử lýchophẳngbề mặtnền trát.
 Kiểm tra cân chỉnh các vị trí chờ lắp thiết bị.

 Tưới nước làm ẩm vị trí đi ngầm ống, chèn bằng vữa xi măng và đóng lưới thép thép ra phía ngoài.

2.5. Chuẩn bị giàn giáo:
 Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn giáo và sàn công tác an toàn trước khi trát.
 Trường hợp tường có chỗ lồi ra(không đục bạt đi được)thì phải dựa vào chỗ lồi ra mà làm mốc(dàyđộ5 mm)rối chiếu kích thước chỗ mốc này làm những mốc khác ở các cạnh để tô cho bằng phẳng.
 Những chỗ có cửa thì căn cứ vào mặt khuôncửa mà căng dây làm mốc ghém cho ăn phẳng vớicửa.

 Dàn giáo phải đảm bảo ổn định,bềnvững đúngyêucầukĩthuậtantoàn,chịuđượctrọnglượngcủangười,vậtliệuvàvữaxây.
 Lưới che chắn khi xây trên cao.

Dàngiáochốngkhôngđượcdựavàotườngđangxây,dàngiáophảicáchtườngđangxâytrong khoảng từ 10-50cm.


 Lựa chọn loại giáo hoàn thiện phù hợp với độ cao của tường cần trát, có sự linh động khi di chuyển bên trong nhà

3. Công tác thi công:
3.1. Trộn vữa:
 Chuẩn bị hộc dùng cho cân, đo hỗn hợp cát, xi măng, nước, phụ gia chống thấm (nếu có) cho từng mẻ trộn.
 Đưa vật liệu vào máy trộn vữa theo tỷ lệ.
 Trường hợp trộn tay, đổ cát lên sàn trộn, dùng xẻng và cào quay vòng dàn mỏng cát, sau đó đổ hỗn hợp xi măng trộn khô đều.
 Dùng bình hương sen tưới nước từ từ lên hỗn hợp vữa, vừa tưới vừa đảo đều. Dùng xẻng xúc trộn lật úp vữa liên tục gọn vào giữa, tránh đá và nước xi măng chảy ra ngoài. Trộn và đảo từ 6 đến 6 lần là đạt yêu cầu.
 Vữa trộn xong có độ lưu động từ 0 cm đến 3 cm. Kinh nghiệm thử đơn giản trong thi công hiện trường có thể làm như sau: Vữa đã trộn xong, nắm vào lòng bàn tay (không quá lỏngcũng không quá chặt), khi xòe bàn tay ra mà vữa vẫn không rời rạc, không sụt chảy là đạtyêu cầu.

 Ghémmốccột,dầm,sànvàtường.
 Khoảngcáchgiữa3 mốcghémkhôngđượclớnhơnchiềudàithướcnhômsửdụnggạthồtô(thôngthườngL=2m) và nằm trên cùng đường thẳng.
 Mốc cách điểm giao góc tường và tường, tường và trần cách góc 10cm.


 Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa dính vào, hoặc dùng lưới thép liên kết vào bề mặt phẳng tường cần trát.


 Khi trát trên bề mặt bê tông phẳng nhẵn phải có lưới thép bên trong trước khi trát.

 Vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt trát.
 Nếu bề mặttrát khô thì phun nước làm ẩmtrước khitrát.
 Tưới lượng nước lên tường vừa đủ và có biện pháp ngăn nước tưới chảy lan ra các khu vực khác.

 Có biện pháp thu lại vữa trát dưới chân tườngnhằmtậndụnglạivữarơikhithi công,tránhgâylãngphí.

3.2. Thi công trát:
 Nên trát thử vài chỗ để kiểm tra độ dính với tường gạch và tường bê tông hoặc kết cấu dầm sàn.

 Trátlớp1(Chiềudầylớptrátkhôngđược vượt quá8mm vàkhôngmỏnghơn5mm).
 Trát phía trên trước,phía dưới sau,trát từ góc trát ra.



 Dùng thước nhôm xác định các đoạn nối các điểm mốc với nhau
 Thấymặtvữasemặtthìlấythướccánphẳng.Khicánxong,gạtsạchvữaởthước,ràlạimặttômộtlầnnữaxemchỗnàocònlõmthìbùthêmvữa,chỗnàolồithìgạtvữađichomặttôphẳngđều.

 Trát tường lớp thứ nhất yêu cầu mặt phẳng tương đối và đủ nhám bề mặt tạo bám dính cho lớp trát thứ hai.
 Không che lấp mốc ghém tường bằng vữa trát.
 Sau khi tô lớp 1, vữa trát đủ ổn định, cắt tường đi hệ thống đường ống M&E. (Có thể thực hiện việc cắt tường và lắp đặt hệ thống M&E trước khi trát).

 Khi lắp đặt xong hệ thống đường M&E, trám lại bằng vữa và đóng lưới.

 Tô tiếp lớp 2, khi lớp trát trước se mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu mặt trát quá khô thì phải phun ẩm trước khi trát tiếp. (Chiều dày lớp trát không được vượt quá 8mm và không mỏng hơn 5mm).
 Gạt vữa cho phẳng và đúng với các mốc ghém.
 Khi cán xong, gạt sạch vữa ở thước, rà lại mặt tô một lần nữa xem chỗ nào còn lõm thì bù thêm vữa, chỗ nào lồi thì gạt vữa đi cho mặt tô phẳng đều.

 Sau khi cán thước xong, bắt tay vào xoa, xoa từ trên xoa xuống, xoa những chỗ giáp mí trước. Khi xoa chỗ nào khô thì thêm nước, chỗ nào ướt quá thì chờ cho ráo mặt mới xoa tiếp không nên xoa ép dễ bị rạn nứt.
 Để tạo mặt phẳng nhẵn, đẹp dùng cho công tác sơn bả và hạn chế hao hụt vật tư sơn bả thì sử dụng vữa xi măng cát đen khô xoa lên bề mặt trát.

Sử dụng nẹp góc để trát vuông và thẳng cho các cạnh trát.


 Lắp nẹp góc, đắp mốc, trát theo mốc định vị


 Trát cạnh cửa


 Công tác kiểm tra phải được kiểm tra liên tục bằng thước nhôm khi công tác xoa tường vừa được hoàn thành.


3.3. Bảo dưỡng:
 Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc khô hanh, sau khi trát 24h nên tiến hành phun ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt trên mặt trát;Chúýbảodưỡngbềmặttrát,luôngiữẩm(tướinước)chobềmặttráttrong7đến10ngày.
 Khitrátxongthìcầnphảicheđậycẩnthận,tránhtácđộngcủathờitiếtvàcác vachạmdongoại lựctácđộngvào

3.4. Những điều cần chú ý:
 Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc. Khi trát tường với diện tích lớn >20m2 và chiều dài >6m thì nên bố trí khe co giãn nhiệt.

 Khi trát nhiều lớp, phải tạo nhám bề mặt để tăng độ bámdính cho các lớp trát tiếp theo. Khi lớp trát trước se mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu mặt trát quá khô thì phải phun ẩmtrước khi trát tiếp.


 Quét chống thấm cao hơn mặt sàn hoàn thiện từ 200-300mmở những khu vực có thể tiếp xúc với nước như: nhà bếp, nhà vệ sinh, khu vực mái,…trước khi tiến hành công tác tô tường hoàn thiện ít nhất một ngày.
 Khi trát trên tường có vật liệu chống thấm phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu. Thi công mẫu trước khi áp dụng đại trà.

4. Nghiệm thu: Áp dụng TCXD 9377-2:2012
 Nội dung, phương pháp kiểm tra công tác trát thực hiện theo quy định bên dưới.
 Nghiệm thu công tác trát được tiến hành tại hiện trường. Hồ sơ nghiệm thu gồm:
o Các kết quả thí nghiệm vật liệu lấy tại hiện trường.
o Biên bản nghiệm thu vật liệu trát trước khi sử dụng vào công trình.
o Hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, cung cấp vật liệu.
o Các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành.
o Nhật ký công trình.
4.1 Kiểm tra kích thước hình học.
 Kiểm tra độ thẳng đứng của khuôn cửa, góc tường.

 Kiểm tra độ vuông góc của phòng sau khi trát

 Kiểm tra bằng mắt thường bằng thước nhôm 2,5m hoặc máy laser về bề mặt phẳng của tường.

 Kiểm tra độ thẳng đứng của bề mặt trát.

Kiểm tra chất lượng hoàn thiện bề mặt hoàn thiện
 Bề mặt lớp vữa trát được nghiệm thu phải đồng đều về màu sắc, không bong rộp,

 Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, không lồi lõm.
 Lớp trát không bị rạn, nứt.

 Bề mặt trát phải đồng đều màu sắc, không loang lổ. Các vị trí trát vá, sửa lỗi phải xử lý các vết giáp lai

 Khe co giãn nhiệt độ, khe lún phải có biện pháp xử lý

 Bề mặt lớp vữa trát không có tạp chất

5. Các lỗi thường gặp:
Vữa trát không đạt yêucầu.
 Kiểm tra chất lượng vật liệu (kiểm tra chứng từ xuất xưởng; kiểm tra ngoại quan; lấy mẫu thí nghiệm).
 Kiểm tra tỉ lệ cát, xi măng, nước của hỗn hợp vữa. thí nghiệm độ sụt của vữa
 Sử dụng vữa đóng gói sẵn.
Bệ mặttrát bịgồghề, các gờcạnh khôngsắcnét, không vuông góc.
 Kiểm tra tay nghề của người thợ trước khi cho thực hiện công việc.
 Kiểm tra thường xuyên trong quá trình trát để chỉnh sửa kịp thời.
 Sử dụng nẹp góc, thước laser.
 Bề mặt vữa trátvếtrạnchân chim.
 Luôn giữ ẩm cho bề mặt trát từ 7 đến 10 ngày
 Diện tích trát quá lớn mà không có khe co giãn nhiệt
Lớp trát bị bộp do vật liệu co ngót

 Lớptrát bị bộp do bám dính vật liệu không tốt:
 Thiết kế thêm các khe co ngót chiều rộng nhỏ nhất 8mm
 Những chổ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại.
 Quét 1 lớp Sika latex hoặc trát lên bề mặt kết cấu một lớp hồ dầu để tạo độ bám dính cho vữa trát
Tháo giằng chéo giáo hoàn thiện khi trát và không đeo dây an toàn
 Thường xuyên kiểm tra giám sát và nhắc nhở
Lắp giáo hoàn thiện quá gần hoặc quá xa
 Khoảng cách giáo hoàn thiện 0.45÷0.5m là hợp lý.
Bề mặt tường và góc tường không phẳng, mịn
 Sử dụng cát vàng sàng hoặc cát đen và xi măng làm vữa xoa bề mặt
Tường sau khi trát bị phấn trắng:
 Kiểm tra tường bị muối do cát hay phản ứng kiềm của xi măng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *